1. Hãy cho con cơ hội học cách quản lý tiền. Nếu trẻ không được học cách quản lý chi tiêu tiền của mình trước khi trở thành người lớn, các con sẽ mặc định rằng chúng sẽ được cung cấp tiền và sẽ không trở nên có trách nhiệm với các khoản chi tiêu và tương lai của mình. Nếu được trao cơ hội, trẻ sẽ học được các bài học chi tiêu hợp lý. Ví dụ hàng tháng các mẹ để ra 1 khoản 200.000 đồng để mua đồ chơi, và sách vở cho các con, hãy trích ra 1 khoản 50.000 và đưa cho con quản lý.
Có thể là 1 vài tháng đầu trẻ có xu hướng mua những đồ không cần thiết. Nhưng đến khi trẻ muốn mua đồ mình cần thì không còn tiền nữa và phải học cách tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu các khoản khác. Dần dần trẻ sẽ học được cách ra quyết định và quản lý chi tiêu qua những sai lầm của mình. Thà cho trẻ mắc sai lầm từ khi còn nhỏ còn hơn những sai lầm lớn khi đã trưởng thành.
2. Dạy con cách tiết kiệm tiền cho những kế hoạch lớn hơn. Một khi trẻ nhận ra rằng tiền có thể dùng để mua những thứ lớn hơn là mua những thứ nhỏ trước mắt, đó là lúc các bố mẹ có thể dạy con cách tiết kiệm tiền cho những kế hoạch lớn hơn.
Ví dụ con muốn mua bộ đồ chơi xếp hình 100 mảnh đúng không? Vậy thì 2 mẹ con cùng ngồi lại xem nó giá bao tiền và kế hoạch con cần tiết tiệm thế nào. Nếu bộ xếp hình 100 mảnh đó giá 200.000 đồng, và mỗi tháng con lấy 50.000 từ tiền mua đồ chơi, thì sau 4 tháng con sẽ mua được bộ xếp hình đó. Nếu con muốn sau 2 tháng mua được món đồ chơi đó, nghĩa là con sẽ không được mua các món đồ chơi nhỏ khác trong thời gian đó, hoặc không được đi ăn KFC vào cuối tuần trong thời gian tiết kiệm tiền.
Các mẹ cũng nên vẽ ra 1 biểu đồ đơn giản để con nhìn thấy quá trình đạt đến đích của mình và sẽ cảm thấy thích thú mỗi khi nhìn thấy khoản tiết kiệm tăng lên.
3. Dạy con cắt giảm chi tiêu để thực hiện kế hoạch chi tiêu lớn nhanh hơn. Bài học này đi liền với bài học thứ 2, và nếu bố mẹ dạy trẻ kế hoạch tiết kiệm tiền, trẻ sẽ tự học rất nhanh rằng mình cần cắt giảm 1 số thứ nhỏ để mua những thứ khác lớn hơn.
Tuy nhiên, bố mẹ nên trao đổi cụ thể với con về kế hoạch, về tiết kiệm và chi tiêu mỗi khi con quyết định mua thứ gì đó.
4. Dạy trẻ tiền có thể sinh ra tiền như thế nào. Đây là bài học về đầu tư không chỉ riêng cho trẻ mà cả người lớn. Ví dụ như bỏ 1 khoản tiền vào ngân hàng, sau 1 vài tháng có thể có bao nhiêu % tiền lãi. Ngoài ra cũng có thể tìm 1 vài khoản đầu tư ngắn và dài hạn để dạy trẻ về khả năng sinh lời của đồng tiền và thói quen đầu tư tiền trong tương lai.
5. Dạy trẻ học cách hoạc định chi tiêu. Không cần phải bắt đầu từ những gì to tát mà đơn giản chỉ là kế hoạch chi tiêu, thay vì mua sắm bừa bãi những thứ mình thích nhất thời. Ví dụ tuần này con có 50.000, để dành 20.000 để mua những thứ lớn hơn, 20.000 để mua quà sinh nhật cho bạn, 10.000 để dành tiền mua 1 món đồ chơi nào đó v.v. Bài học là dạy trẻ chia nhỏ thành những khoản chi tiêu hợp lý. Bố mẹ nên nói chuyện giải thích cùng con 1 cách nhẹ nhàng, để chúng cảm thấy chi tiêu là 1 khái niệm khó khăn, mà trái lại, rất đơn giản và vui.
6. Dạy trẻ học cách trả hoá đơn. Các mẹ có cho con dùng điện thoại di động chưa? Ai trả tiền hoá đơn hàng tháng? Hãy cho trẻ 1 khoản tiền để dùng di động hàng tháng và để chúng tự trả tiền. Nếu trả muộn thì sẽ bị cắt dịch vụ. Trẻ sẽ học bài học về trả tiền đúng hạn và gọi hợp lý trong khoản tiền mình có. 1 số loại hoá đơn khác có thể đưa cho con như truyền hình cáp, internet. Nếu các bố mẹ đưa cho con trả hoá đơn thì cũng nên kiểm tra để đảm bảo chắc chắn rằng con sẽ trả những khoản đó.
7. Dạy trẻ về những nguy hại của vay nợ. Có thể lúc 6 tuổi, trẻ chưa thể hiểu được bài học này nhưng khi con vào tuổi teen, bố mẹ có thể trao đổi với con về các khoản vay nợ, về thẻ tín dụng và các khoản nợ khác và tác hại nếu không trả được nợ.
8. Dạy trẻ học cách kiếm tiền để mua các món đồ chúng muốn. Có 2 cách để mua được những thứ mình muốn, 1 là cắt giảm chi tiêu, và 2 là kiếm thêm tiền. Tuy nhiên, không nên trả tiền cho con khi chúng làm việc nhà vì chúng phải hiểu rằng làm việc nhà là đóng góp trách nhiệm của mình cho gia đình. Trẻ có thể kiếm thêm tiền bằng cách phụ giúp hàng xóm trông trẻ, làm vườn hay các công việc bán thời gian đơn giản như bán hàng khi đã lớn.
9. Dạy trẻ về sự thật của quảng cáo. Trẻ con hàng ngày nhận được hàng trăm những quảng cáo mua hàng khác nhau và chúng không thể nhận biết được những tác hại của việc chào mời mua hàng đến thói quen chi tiêu hàng ngày. Đây chính là nguồn gốc của các vấn đề tài chính trong tương lai. Bố mẹ nên dạy trẻ mục đích của quảng cáo là mời chào mọi người mua hàng, và tiêu tiền. Tác hại của chúng đối với thói quen mua sắm, chi tiêu của mỗi cá nhân khi chi tiêu quá khả năng tài chính hoặc trong nhà đầy những món đồ không cần đến.
10. Dạy trẻ phân biệt giữa muốn và cần. Ảnh hưởng lớn nhất của các quảng cáo chính là làm cho các cá nhân mua những thứ mình muốn nhất thời. Bố mẹ nên dạy trẻ suy nghĩ kỹ trước khi quyết định mua, xem mình có thật sự cần trong cuộc sống không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét